Thơ Văn dự thi mã số 54 của tác giả: Phan Giang Sơn- Hải Phòng
NHẠC SĨ TÔ VŨ Ở HẢI PHÒNG
Nhạc sĩ Tô Vũ đã từng kể với người viết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11.2002: “Bản nhạc được tôi viết năm 1947, khi đơn vị tuyên truyền huyện Kiến An chúng tôi tiếp nhận 3 nữ cứu thương của huyện Tiên Lãng đi phục vụ chiến đấu bị lạc đường. Tôi và 2 người bạn ở trong một ngôi đình. Khi chúng tôi tập hát thì các cô này rủ nhau tới xem. Thoạt đầu họ còn e dè nhưng sau đó cũng nhận lời tập múa hát chung với chúng tôi. Trong đó, một cô hát rất hay và vững nhịp nên thường song ca với tôi. Mỗi lần đi biểu diễn, tiết mục của chúng tôi được hoan hô nhiều nhất. Nhưng chỉ khoảng 2 tháng sau thì ba cô gái này phải trở về đơn vị cũ, cách chỗ tôi khoảng 8 km. Khi chia tay, chúng tôi ước hẹn sẽ sang thăm nhau vào chủ nhật mỗi tuần. Nếu họ không qua thì ba đứa tôi sang, nếu cả hai bên cùng sang thì sẽ gặp nhau ở giữa đường, bởi là đường độc đạo và phải qua một bến sông. Hôm ấy trời mưa, chúng tôi không thể sang bên kia thăm được. Buổi chiều trời vẫn mưa. Tôi đang “trụ trì” ngôi đình (hai ông bạn kia đã đi chơi) thì đột nhiên “em” một mình đội mưa đến. Xúc động đến bồi hồi, tôi đã viết: “Em đến thăm anh một chiều đông. Em đến thăm anh một chiều mưa. Mưa dầm dề, đường trơn ướt tiêu điều. Em đến thăm anh, người em gái…”. Ở chữ “gái”, tôi chọn nốt “si bémol” (si giáng) lửng lơ mà khi hát lên, nghe rất… nũng nịu, không chút gì giống với “người em gái” bình thường cả. Tuy nhiên, theo thời gian tôi không tài nào nhớ nổi người nào trong số 3 cô gái đã “hiện ra” trong buổi chiều mưa năm ấy. Sau này, tôi cũng đã lần lượt gặp lại từng “cố nhân”. Có người nhận “là em đấy!” nhưng tôi không tin. Có người lại chối phắt, người còn lại thì không tiện hỏi… đành phải tan giấc mơ hoa: “…Ta ước mơ một chiều thêu nắng. Em đến chơi quên niềm cay đắng và quên… đường về!”.
Giáo sư – nhạc sĩ Tô Vũ tên thật là Hoàng Phú, sinh năm 1923 tại Bắc Giang nhưng sống từ thời thơ ấu đến hết tuổi thanh niên ở Hải Phòng, tạo dựng sự nghiệp tận Hà Nội và cuối cùng chọn TP.HCM làm nơi an hưởng tuổi già.
Thời niên thiếu (những năm 1930), ông cùng anh ruột là nhạc sĩ Hoàng Quý (tác giả ca khúc Cô láng giềng nổi tiếng) vốn theo học đàn nguyệt nhưng chính thầy lại khuyên hai anh em nên học một nhạc cụ phương Tây và giới thiệu họ đàn violon. Sau đó, hai anh em gặp một phụ nữ người Pháp tên Leprêtre – chủ cửa hiệu Orphée, chuyên bán nhạc cụ và sách nhạc Tây ở Hải Phòng. Tuy nhiên, người tích cực khuyến khích hai anh em họ Hoàng đi theo “âm nhạc cải cách” (tân nhạc) là thầy dạy môn văn chương Pháp: thầy Ngô Đình Hộ (tức nhạc sĩ Lê Thương, tác giả 3 bài Hòn vọng phu bất hủ), để cùng thầy biểu diễn trong các tiết mục văn nghệ của trường. Thầy cũng hướng dẫn cho các học trò tập tành sáng tác…
Năm 1943, Hoàng Phú lập nhóm Đồng Vọng, quy tụ một số bạn bè, anh em như: Phạm Ngữ, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Văn Cao… Nhóm sáng tác được khoảng 60 ca khúc mang nội dung ca ngợi đất nước, ca ngợi truyền thống anh hùng dân tộc.
Hai anh em họ Hoàng tham gia Việt Minh từ rất sớm. Kháng chiến bùng nổ, Hoàng Phú gia nhập Ban Văn nghệ tuyên truyền Kiến An (Hải Phòng), còn Hoàng Quý cũng tích cực sáng tác và hoạt động cách mạng. Các ca khúc Cảm tử quân, Sa trường hành khúc… ra đời trong giai đoạn này. Nhưng vì mắc bệnh nan y nên Hoàng Quý qua đời rất sớm khi mới 26 tuổi (nhạc sĩ mất ngày 26.6.1946).
PGS
…
Hộp thư Thơ Văn với chủ đề “Người Hải Phòng” dự thi:
Thời gian qua, BTC đã nhận được Thơ Văn dự thi của các tác giả:
Hải Phòng: Phan Dũng, Lại Xuân Hậu, Nguyễn Ban, Vũ Hoàng Lâm, Bùi Sỹ Căn, Nguyễn Hùng, Vũ Ngọc Anh, Đặng Quang Đạo, Nga Lê, Trần Duy Hạnh, Đào Nguyên Lịch, Bùi Đức Nội, Nguyễn Thị Hiền, Thúy Vinh, Quỳnh Lê, Nguyễn Thị Nho, Lê Việt Hùng, Ngô Thị Mai Hà, Vương Giao Tuyến, Hoàng Ngãi, Bùi Thế Đạt, Đoàn Khương, Lê Trung Cường, Hoàng Văn Quyền, Nguyễn Quang Hòa, Trần Vĩnh Hải, Nguyễn Sơn, Nguyễn Minh Dương, Mai Hồng Quang, Phan Giang Sơn; Hà Nội: Bùi Đức Thiêm, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Thị Kim, Lê Nguyên Khôi, Thái Hưng, Đinh Thành Trung, Đỗ Xuân, Trần Thị Bích; Hưng Yên: Nguyễn Thành Tuấn, Nguyễn Quý Nghi; Quảng Ninh: Dương Phượng Toại, Nguyễn Thái Phú, Đỗ Đồng Lệ; TP Hồ Chí Minh: Vương Miện, Nguyễn Vĩnh Bảo, Vũ Lam Hiền, Nguyễn Thế Kỹ; Thụy Sỹ: Hoàng Yến; Nam Định: Phạm Mai Hương; Hải Dương: Huy Nguyên; Chi hội Mỹ: Phạm Thu Hương, Trần Thanh Toàn; Cộng hòa Pháp: Nguyễn Nga; Nghệ An: Phan Hữu Cường; Liên bang Nga: Nguyễn Hắc Long, Phạm Đình Cựu; Khánh Hòa: Ngọc Hoa, Lê Đức Bảo; Bà Rịa Vũng Tàu: Trần Thắng; Bungary: Hoàng Minh Thuận; Bình Thuận: Dương Đức; Vương quốc Anh: Đào Thị Kỷ, Nguyễn Thị Mát; Newzealand: Đào Yên; Vĩnh Phúc: Lê Gia Hoài; Đồng Nai: Nguyễn Quốc Toàn, Nguyễn Tâm Thanh; Yên Bái: Đào Thu Hương; Lâm Đồng: Nguyễn Duy Vinh; Bắc Giang: Nguyễn Chí Diễn; Long An: Thi Hoàng Khiêm; Ănggola: Lương Hải Thuận
Mời các bạn tiếp tục gửi Thơ Văn dự thi. Thơ Văn dự thi xin gửi về email: hoivietkieuhp@gmail.com. Trân trọng cám ơn!
BTC