
Truyện ngắn dự thi mã số 142 của tác giả: Đàm Thanh Hòa- Hải Phòng
NGƯỜI HẢI PHÒNG BÊN DÒNG SÔNG TAM BẠC
Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Tam Bạc. Con sông tuổi thơ đã gửi gắm và giữ trọn những kỷ niệm của cuộc đời, kỷ niệm về một góc phố, về những gốc bàng già sù sì quả vàng ửng cứ cuối thu về lá đỏ lại rụng xào xạc trên hè phố. Đôi chân nhỏ nhắn, thoăn thoắt dẫm lên những chiếc lá khô nghe ròn ran, rồi những cơn mưa đầu thu bỗng ập đến cuốn trôi tất cả vào trong lòng đất.
Tôi trở về với hai dãy phố xưa… nay không còn nữa mà những hình ảnh cũ cứ tái hiện, cứ dồn về trong ký ức. Phố Cao Thắng, xóm vườn Dâu nơi có lũ trử con trần trụi đắm mình dưới dòng nước ngụp lặn tìm kiếm những kỷ niệm ấu thơ, cái còn lắng xuống đáy song, cái thì đã theo nước triều xuống trôi vào đại dương và hòa chung tất cả bọn trẻ muôn phương.
Hải Phòng- Thành phố tôi yêu ngay từ thuở ấu thơ ngờ ngạc, với con cáy còng đỏ bên bờ sông, với những bờ lậu quả chát xít cổ họng, cây cau ma xoạc rách đùi, với những lâu đài mơ ước xây bằng cát song xô vào rồi lại tan đi. Hai dãy phố hai tầng nhỏ nhỏ dài chừng 100 m mà người Pháp xây cho những gia đình nghèo xưởng thợ phốt phát, xi măng, xắc rích và những bà con người Hoa ở nay không còn nữa. Cái giếng bố tôi đào kỷ niệm một thời thiếu nước nay vẫn còn nguyên, những viên gạch già, đỏ đóng liêu xiêu vào thành đất. Tiếng gầu múc nước quèn quẹt tận đáy của bà con hàng xóm sang xin nước mà những âm thanh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi, trong thiếu thốn người ta gần nhau nhiều.
Tôi đi vào xóm vườn Dâu nơi những cái ngõ được lát những tấm bê tông đúc sẵn ghép vào nhau thành đường chống lầy lội từ ngày hòa bình lập lại đến nay vẫn còn. Từ khai sinh lập địa cái xóm tên là vườn Dâu này được bà con người làng Lâm. Làng Nở sang khai phá, trồng muống, trồng khoại ngứa… sau đó chuyển sang trồng Dâu nuôi tằm. Đất pha cát của khu vực pháo thủ ngày xưa nên không thể trồng cây gì tốt được ngoài cây Dâu. Trong xóm vườn Dâu ngõ chính tên là Tân Lập chạy ngoằn ngoèo và chia ra nhiều ngách như xương cá. Chính trong cái ngõ nhỏ tối om, thiếu ánh sáng là trận đồ chơi ú tìm và bắt gián điệp của bọn trẻ chúng tôi thật thú vị, mạo hiểm không kém những thước phim ống nhòm chạy tành tạch được thuyết minh bởi ông lão gày còm thật hấp dẫn.
“Tân Lập” một số gia đình sau này đến ở nghĩ là Tân là mới, Lập là được lập lên. Còn những gia đình cũ đến đây từ năm 1936 thì lại nghĩ khác là ông bà Tân quên gốc ở Lâm Động, Lôi Động dọn sang dọn đất làm nhà. Ông bà có một khu đất rất rộng ở giữa xóm đã trồng Dâu… Rồi những gia đình thuyền chài ở Trà Cổ cũng về đây cư ngụ rất đông vì xóm xát với bến Chương Dương tiện cho thuyền đậu.
Kỷ niệm xóm nhỏ, phố nhỏ, dòng Tam Bạc tuổi thơ cứ luẩn quất, dai dẳng, đeo đuổi tôi suốt cuộc đời, mặc dù phố xóm xưa đã bị bom B52 Mỹ hủy diệt từ năm 1972, cả ngôi nhà ấu thơ của tôi cũng không còn nữa.
Viên sỏi trắng dưới đáy song Tam Bạc tôi mang theo mình suốt một đời sinh viên, một quãng thời gian dài làm việc ở Châu Âu. Tôi cũng ngụp lặn dưới dòng Elbe tìm kiếm những viên sỏi nhằm so sánh viên sỏi có giống nhau không? Chúng đều giống nhau, chúng đều cứng dắn, tròn trĩnh, chung thủy, sắt son chất Hải Phòng xịn.
Tôi cũng đã gặp bức tranh Tam Bạc xưa của một họa sỹ Hải Phòng nào đó đã vẽ về Tam Bạc trong một gia đình người Pháp gần dòng song Sen treo nó, thật quá tự hào. Tôi cũng đã gặp và làm quen với một ông già phi công người Đức lái chiếc máy bay F4 đánh thuê cho Mỹ bỏ bom nhà máy Xi măng Hải Phòng và Cầu Xi Măng. Cùng với những hiện vật kỷ niệm về Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh mà ông ta mang về Đức làm kỷ niệm. Gặp tôi ông ta có vẻ ân hận thốt lên “thật là một thời điên rồ, thích mạo hiểm, thích bầu trời của tôi đã được đào tạo ở Florida”…
Hải Phòng nơi tôi sinh ra và yêu say đắm từng cây Bàng xù xì, cây cơm nguội vàng óng hai bên đường Bonnan nay Trần Hưng Đạo- Trần Phú, cây dái ngựa to ngật ngưỡng còn xót lại tại chân cầu Lạc Long… Bọn trẻ ngày nay không đánh gụ bằng những hạt dái ngựa nữa mà chúng chơi điện tử, bấm nút hiện đại.
Hôm nay Hải Phòng to lớn và rộng dài, phố mới Văn Cao lộng lẫy. Đường Lê Hồng Phong với những vila tráng lệ. Cầu Hoàng Văn Thụ- Đường Đỗ Mười thênh thang nối thành phố Thủy Nguyên tương lai.
Riêng tôi vẫn về với phố nhỏ, xóm nhỏ vườn Dâu tìm lại những ngôi nhà vách đất, tìm lại bọn trẻ con xưa ấy có còn chạy liêu xiêu trong dãy phố đổ nữa không? Tìm lại những âm thanh êm đềm xưa cũ có con thuyền giấy trở chú cáy còng đỏ vào ký ức tuổi thơ những người Hải Phòng bên dòng sông Tam Bạc.
ĐTH
…
Hộp thư Thơ Văn với chủ đề “Người Hải Phòng” dự thi:
Thời gian qua, BTC đã nhận được Thơ Văn dự thi của các tác giả:
Hải Phòng: Phan Dũng, Lại Xuân Hậu, Nguyễn Ban, Vũ Hoàng Lâm, Bùi Sỹ Căn, Nguyễn Hùng, Vũ Ngọc Anh, Đặng Quang Đạo, Nga Lê, Trần Duy Hạnh, Đào Nguyên Lịch, Bùi Đức Nội, Nguyễn Thị Hiền, Thúy Vinh, Quỳnh Lê, Nguyễn Thị Nho, Lê Việt Hùng, Đàm Thanh Hòa, Ngô Thị Mai Hà, Vương Giao Tuyến, Hoàng Ngãi, Bùi Thế Đạt, Đoàn Khương, Lê Trung Cường, Hoàng Văn Quyền, Nguyễn Quang Hòa, Trần Vĩnh Hải, Nguyễn Mạnh Trí, Nguyễn Sơn, Nguyễn Minh Dương, Mai Hồng Quang, Phan Giang Sơn, Đào Nguyên Lịch, Nguyễn Đình Tâm, Nguyễn Xuân Căn, Nguyễn Viết Minh, Phạm Văn Quá, Bùi Xuân Tuấn, Ngân Lê, Hồng Giang, Bùi Hoàng Nam, Phạm Hoàng Oanh, Lương Trường Giang, Bùi Thế Đạt, Bùi Anh Vụ, Vũ Văn Trường, Nguyễn Xuân Căn, Trần Quốc Huy; Hà Nội: Bùi Đức Thiêm, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Thị Kim, Lê Nguyên Khôi, Thái Hưng, Đinh Thành Trung, Đỗ Xuân, Trần Thị Bích; Hưng Yên: Nguyễn Thành Tuấn, Nguyễn Quý Nghi; Quảng Ninh: Dương Phượng Toại, Nguyễn Thái Phú, Đỗ Đồng Lệ; TP Hồ Chí Minh: Vương Miện, Nguyễn Vĩnh Bảo, Vũ Lam Hiền, Nguyễn Thế Kỹ, Quang Vũ; Thụy Sỹ: Hoàng Yến; Nam Định: Phạm Mai Hương; Hải Dương: Huy Nguyên; Chi hội Mỹ: Phạm Thu Hương, Trần Thanh Toàn; Cộng hòa Pháp: Nguyễn Nga; Nghệ An: Phan Hữu Cường; Liên bang Nga: Nguyễn Hắc Long, Phạm Đình Cựu; Khánh Hòa: Ngọc Hoa, Lê Đức Bảo; Bà Rịa Vũng Tàu: Trần Thắng; Bungary: Hoàng Minh Thuận; Bình Thuận: Dương Đức; Vương quốc Anh: Đào Thị Kỷ, Nguyễn Thị Mát; Newzealand: Đào Yên; Vĩnh Phúc: Lê Gia Hoài; Đồng Nai: Nguyễn Quốc Toàn, Nguyễn Tâm Thanh; Yên Bái: Đào Thu Hương; Lâm Đồng: Nguyễn Duy Vinh, Nguyễn Thị Mỹ Thiệp; Bắc Giang: Nguyễn Chí Diễn, Đoàn Văn My; Long An: Thi Hoàng Khiêm; Ănggola: Lương Hải Thuận; Đà Nẵng: Trần Quang Sắc, Lê Sơn; Thanh Hóa: Nguyễn Văn Dũng; Quảng Trị: Lê Thị Thu Thanh; Lâm Đồng: Nguyễn Mỹ Thiệp
Mời các bạn tiếp tục gửi Thơ Văn dự thi. Thơ Văn dự thi xin gửi về email: hoivietkieuhp@gmail.com. Hạn cuối cùng nhận bài là 24h00p ngày 31/8/2021. Trao giải vào tháng 10/2021. Trân trọng cám ơn!
BTC